Ghép bột xương

Thông tin chung

Ghép xương trồng răng Implant là một trong những chỉ định của bác sĩ cho các trường hợp không đảm bảo điều kiện về xương hàm khi cấy ghép Implant.

Khi cấy răng Implant, trong một số trường hợp khách hàng bắt buộc phải ghép xương để nhằm bổ sung. Việc ghép xương trồng răng Implant sẽ giúp tái tạo phần xương hàm đã tiêu đi, tăng thể tích xương hàm, từ đó mới đủ điều kiện tích hợp cũng như nâng đỡ trụ Implant vững chắc.

Ghép xương răng được thực hiện khi xương hàm của bệnh nhân không đủ số lượng, mật độ, thể tích… hoặc các điều kiện khác đảm bảo để trụ Implant có thể đứng vững. Cụ thể các trường hợp sau sẽ phải thực hiện ghép xương răng:

Xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu năm: Xương ổ răng đóng vai trò nâng đỡ và bao bọc chân răng. Khi tiêu xương, ổ răng bị thu hẹp cả chiều ngang lẫn chiều cao. Do đó, cấy ghép trụ Implant vào sẽ không còn chỗ đứng.

Mang hàm giả lâu năm làm cho xương hàm bị thiếu hụt và bị tiêu

Xương hàm bị di chứng hoặc chấn thương từ việc phẫu thuật răng hàm mặt từ trước làm biến đổi thể tích và cấu trúc xương hàm của răng.

Xương hàm quá mỏng, mềm hoặc yếu: Vấn đề này thường do bẩm sinh, nên nếu muốn cấy trụ Implant trong trường hợp này phải cấy ghép xương răng để tăng mật độ xương.

Do các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy… làm ảnh hưởng đến chất lượng xương răng. Xương yếu đi hoặc không đủ diện tích để cấy ghép Implant.

Ưu điểm

Giúp tăng thể tích xương hàm, hỗ trợ răng Implant có thể tích hợp cứng chắc với xương, khôi phục khả năng ăn nhai cho người mất răng lâu năm.

Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm nhờ vào lực nhai tác động đến xương hàm, kích thích sản sinh lượng xương mới.

Nhược điểm

Khu vực nướu, nơi được cấy xương vào sẽ có màu khác với màu nướu thật, làm giảm đi tính thẩm mỹ.
Tủy xương được ghép vào khá an toàn với cơ thể và có độ tương thích tốt, nhưng độ cứng của chúng sẽ không bì được như với xương thật.

Quy trình

Bước 1: Thăm khám tổng quát và kiểm tra: 

Bác sĩ cần thăm khám và kiểm tra bằng phương pháp chụp CT 3D để xác định được tình trạng xương hàm hiện tại của bệnh nhân. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bước 2: Vệ sinh sát khuẩn và gây tê: 

Để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong quá trình thực hiện ghép xương, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê. 

Bước 3: Thực hiện ghép xương: 

Bác sĩ sẽ tạo vạt niêm mạc giúp bộc lộ vùng xương cần ghép. Sau đó dùng mũi khoan để khoan phần vỏ xương và đặt bột xương vào xương hàm. Cuối cùng đặt màng che bộ xương và cố định chúng lại. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu đóng vạt niêm mạc để kết thúc quá trình phẫu thuật.

Bước 4: Kiểm tra vết thương, hẹn tái khám: 

Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ cầm máu cũng như thân nhiệt của bệnh nhân. Nếu đã trở về mức bình thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ tại nhà và kê đơn thuốc giảm đau

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Hãy gửi các câu hỏi, mong muốn của Quý khách tới TrendSmile để chúng tôi tư vấn miễn phí hoặc liên hệ hotline