Bố mẹ nên nắm được thời điểm trẻ mọc răng và thay răng sữa để giúp con có được hàm răng đều và đẹp

  1. Thời điểm mọc răng sữa

Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé yêu trong giai đoạn từ ăn bột , ăn cháo mịn sang nhai thức ăn thô. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú khi bé khoảng 6 tháng tuổi (có bé sẽ chậm hơn khoảng 2 đến 4 tháng so với mốc 6 tháng tuổi, điều đó hoàn toàn bình thường, bố mẹ đừng quá lo lắng nhé) và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xắn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp sửa mọc răng thường là: Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm, hay quấy khóc, có thể sốt nhẹ thôi, có thể tiêu chảy.

  Thời điểm mọc răng sữa ở trẻ

Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ

 

*Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ ở giai đoạn này

– Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi quá trình mọc răng của con, nếu có gì bất thời cần thông báo cho bác sĩ , nha sĩ của bạn biết.

– Từ khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên, bố mẹ nên dùng gạc mềm lau răng miệng, lưỡi cho bé với nước đun sôi để nguội. Lau ngày 2 đến 3 lần.

– Trẻ được 1 tuổi đã có thể tới nha sĩ để thăm khám. Phát hiện sâu răng sớm để điều trị. Hoặc dự phòng sâu răng.

– Bôi vecni Fluor dự phòng sâu răng cho trẻ có nguy cơ sâu răng cao.

– Phát hiện ra những tật xấu của trẻ để kịp thời điều chỉnh, tránh để hậu quả lâu dài dẫn đến những lệch lạc về răng và xương hàm.

 

  1. Giai đoạn bộ răng sữa ổn định

Giai đoạn trẻ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn trẻ có bộ răng sữa ổn định. Trên cung hàm có 20 chiếc răng sữa. Giai đoạn này trẻ đã mọc đủ răng sữa, và chưa có sự thay răng vĩnh viễn, nên gọi là giai đoạn bộ răng sữa ổn định.

Ở lứa tuổi này khả năng chăm sóc và vệ sinh răng miệng của bé còn yếu. Nên bố mẹ vẫn là người quan tâm chăm sóc cho bé là chính, Hãy tạo không khí vui tươi, hài ước, tạo cảm hứng cho trẻ thích chải răng. Hãy giúp con chải răng ngày 2 lần sáng và tối sau ăn 15 phút. Hãy để trẻ tự chải răng trước sau đó bố mẹ sẽ chải lại để sạch hơn.

Giáo dục trẻ kiến thức nha khoa phổ thông, cho trẻ hiểu biết về sâu răng, đau răng sẽ thế nào. Giúp trẻ ý thức hơn về bảo vệ chăm sóc răng là cần thiết.

Nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nha khoa, làm quen với môi trường phòng nha. Phát hiện ra sớm các vấn đề về răng miệng để kịp thời can thiệp. Ví dụ: sâu răng, thiếu răng, răng lệch lạc, các thóii quen xấu….

Dự phòng sâu răng và các vấn đề phát triển lệch lạc về răng – hàm cho trẻ bằng những biện pháp tốt nhất.

Giai đoạn thay răng sữa – Mọc răng vĩnh viễn – Hàm răng hỗn hợp

Đến độ tuổi 6-8, trẻ lại bắt đầu bước vào quá trình thay răng ( thời điểm thay răng sữa sẽ không giống nhau ở mỗi trẻ, có thể sớm hơn hay chậm hơn 6 tháng là bình thường). Những chiếc răng cửa sữa sẽ dần rụng đi và được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Tiếp theo thời gian 9 – 11 tuổi trẻ sẽ thay những chiếc răng hàm sữa. Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành. Từ 18 tuổi đến 25 tuổi, tùy mỗi bạn có thể mọc thêm 4 chiếc răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, có những bạn không có mầm răng số 8 thì sẽ không mọc, hoặc mầm răng số 8 lệch lạc cũng sẽ không mọc trên cung hàm được.

Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:

Lịch thay răng sữa của trẻ

Cách chăm sóc răng miệng giai đoạn này

Ngoài vệ sinh răng miệng chải răng hàng ngày thì còn có thêm một số những điểm lưu ý sau:

Giai đoạn này có răng số 6 là chiếc răng có hệ số ăn nhai lớn, là răng chìa khóa khớp cắn trên cùng hàm. Răng này là răng vĩnh viễn không có răng sữa thay thế khi mọc, răng số 6 mọc lúc 6 tuổi. Rất nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng là răng sữa, hay không quan tâm đến chiếc răng số 6 vì nó mọc sâu trong cung hàm. Răng số 6 có bề mặt nhai lớn, nhiều hố rãnh. Nên trám bít các hố rãnh mặt nhai những chiếc răng 6 để dự phòng sâu răng

Dự phòng sâu răng bôi vecni fluor là cần thiết ở giai đoạn này.

Thời điểm này trẻ cần được tới khám để các Bác sĩ phát hiện ra các vấn đề lệch lạc về răng và xương – các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, hay làm lệch lạc sự phát triển của xương hàm. Nếu cần thiết sẽ can thiệp chỉnh nha giai đoạn sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »